Chuyện người phụ nữ 'bảo vệ người âm', ở nghĩa trang nhiều hơn ở nhà
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.Tiến sĩ giáo dục mầm non nói về thế mạnh khi nam sinh theo nghề nuôi trẻ
Với các phiên chuyên đề: Kết nối Đô thị di sản Tràng An với các thành phố di sản UNESCO; Một thập kỷ di sản thế giới Tràng An - Hành trình kiến tạo và bảo tồn phát huy giá trị và Quy hoạch bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị di sản thế giới Tràng An hướng tới đô thị di sản thiên niên kỷ, tại hội thảo, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung thảo luận những vấn đề cốt lõi, như: tôn vinh, quảng bá và lan tỏa các giá trị của Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch bền vững, hướng tới xây dựng thành phố Hoa Lư trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ; xác định vai trò, vị trí của di sản trong phát triển kinh tế du lịch, phát triển kinh tế - xã hội…
Holiday Glow - xu hướng trang điểm hè 2022 mang lại làn da sáng mịn, rạng ngời
Từ Hồ Con Rùa, nhà văn hóa Thanh niên, Đường sách Nguyễn Văn Bình, Công viên 23.9, Dinh Độc Lập, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM,… khắp nơi đều rộn ràng không khí vui tươi đón chào năm mới. Người trẻ cùng hội bạn thân, gia đình đã chọn áo dài với đủ màu sắc và kiểu dáng để làm nổi bật vẻ đẹp riêng, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc.Cầm bó hoa lay ơn tươi thắm trên tay, chị Đỗ Thị Ny Na (33 tuổi), ngụ tại TP.Thủ Đức (TP.HCM), nhắc con gái cười thật tươi mỗi khi chụp hình ở khu vực Hồ Con Rùa. Chị háo hức cho biết: "Vợ chồng mình và bé Gia An đã chuẩn bị áo dài từ hơn một tháng trước. Mình còn mang theo chiếc xe Cup đời 78, đạo cụ, hoa… để buổi chụp ảnh thêm phần sinh động. Ngày thường, vợ chồng mình bận rộn với công việc, còn Gia An cũng tất bật chuyện học hành. Vì thế, hôm nay cả gia đình tranh thủ đến khu vực trung tâm TP.HCM cùng lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa nhân dịp đầu năm mới".Theo chị Na, tuyến đường Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) dường như đã biến thành một "studio (phòng chụp ảnh) ngoài trời" cho các buổi chụp hình của giới trẻ. "Mỗi góc nhỏ đều có thể trở thành phông nền tuyệt đẹp. Các "nàng thơ" còn chuẩn bị nhiều phụ kiện để buổi chụp hình thêm phần sinh động như quạt giấy, hoa tươi, câu đối đỏ và cả tấm hắt sáng mini giúp bắt trọn ánh sáng tự nhiên. Năm nay, áo dài thêm một lần nữa được lên ngôi. Nhìn những tà áo tung bay giữa phố, mình thấy không khí tết đến rõ ràng hơn bao giờ hết", chị Na nói.Ở khu vực Bưu điện TP.HCM, "nàng thơ" Nguyễn Thị Trà Giang (25 tuổi), ngụ tại Q.Gò Vấp, cười rạng rỡ khi chụp ảnh cùng mẹ. Năm nay, hai mẹ con Trà Giang mặc áo dài đôi màu tím. Cô gái cho biết màu tím là màu yêu thích của hai mẹ con, nên chọn mua áo dài tặng mẹ từ 2 tháng trước. "Gia đình mình mong một năm mới bình an", Giang nói.Cạnh bên ấy, khu vực Đường sách Nguyễn Văn Bình, cũng tấp nập bạn trẻ tạo dáng dưới ánh nắng đầu năm để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Nhiều người còn dành thời gian ghé vào các quầy sách, mua vài cuốn tạo động lực cho năm mới. Hai anh em Đoàn Viết Khoa (19 tuổi) và Đoàn Nguyễn Xuân Nguyên (16 tuổi), ngụ tại Q.8, hào hứng chia sẻ nhân dịp đầu năm mới, cả gia đình gồm bà ngoại, ba mẹ đã cùng nhau đến trung tâm TP.HCM để du xuân. Khoa cho biết gia đình sẽ chụp ảnh tại những điểm check-in nổi tiếng như: Nhà văn hóa Thanh Niên, Dinh Độc Lập và khu vực xung quanh Hồ Con Rùa. "Bà ngoại của mình rất thích những dịp cả nhà quây quần như thế này, nên ngày đầu năm ai cũng tranh thủ dành thời gian đi cùng nhau. Nhìn bà vui, cả nhà mình ai cũng cảm thấy ấm áp hơn", Khoa chia sẻ thêm.Còn cô em Xuân Nguyên gửi lời chúc: "Mong mọi người năm mới thật vui vẻ, bình an, làm gì cũng được, miễn là hạnh phúc và gặp nhiều may mắn!"Dưới ánh nắng đầu xuân, các bạn trẻ cùng gia đình trong những bộ áo dài truyền thống tạo nên hình ảnh hài hòa, vừa có nét truyền thống vừa mang tính hiện đại. Cảnh tượng ấy không chỉ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm mà còn lan tỏa tinh thần phấn khởi, niềm hy vọng vào một năm mới đầy tốt đẹp.Nguyễn Hồng Anh, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chia sẻ: "Ngày đầu năm mới, không khí thật náo nhiệt và vui tươi. Tuy nhiên, khi du xuân ở những khu vực đông đúc, các bạn cũng nên lưu ý bảo quản đồ đạc cá nhân và di chuyển cẩn thận, để cùng nhau tận hưởng ngày đầu năm mới một cách thoải mái, trọn vẹn".
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ.
Facebook không tính phí quảng cáo các cú nhấp chuột vô ý
Sinh viên Đặng Diệu Hà Giang đã tái hiện mùa thu Hà Nội, thông qua bộ sưu tập thời trang tốt nghiệp của mình. "Mình rất yêu quý khung cảnh thơ mộng và mong muốn truyền tải tình yêu thiên nhiên, phong cảnh của đất nước thông qua bộ sưu tập thời trang này", Hà Giang chia sẻ.